Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông cần phải chú ý và chấp hành theo đúng quy tắc thể hiện trong các biển báo cấm lắp đặt trên đường. Hãy cùng PROAUTO.VN khám phá ngay những thông tin, kiến thức liên quan đến biển báo cấm trong giao thông như biển báo cấm là gì? Có bao nhiêu nhóm biển báo cấm, đặc điểm và ý nghĩa biển báo cấm qua bài viết dưới đây.
Biển báo cấm là biển báo gì?
Biển báo cấm là loại biển báo quy định những hành vi mà người điều khiển phương tiện giao thông không được vi phạm. Thông thường, trong một vài trường hợp nhất định, biển báo cấm sẽ có dạng hình tròn với viền màu đỏ, trên nền trắng có ghi hình vẽ hoặc chữ số màu đen có nội dung cấm.
Đặc điểm của biển báo cấm
Căn cứ theo Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4 1:2 019/BGTVT, thì biển báo cấm có đặc điểm chung như sau:
– Biển báo có dạng hình tròn.
– Biển báo cấm có nền trắng, viền đỏ, ký hiệu bằng hình vẽ hoặc chữ viết màu đen để thể hiện điều cấm.
– Biển báo có dấu gạch chéo có nghĩa là cấm người tham gia giao thông thực hiện.
– Hầu hết các biển báo cấm đều có chung một quy cách thống nhất với đường kính là 70cm, viền đỏ rộng 10cm và vạch đỏ rộng 5cm.
Ý nghĩa của các biển báo cấm khi tham gia giao thông
Nhóm biển báo cấm đường bộ bao gồm 39 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140. Phần lớn các biển báo cấm đều sẽ có thiết kế chung với viền đỏ nền trắng và có cùng một quy cách kỹ thuật đó là: kích thước tiêu chuẩn của biển báo cấm là đường kính 70cm, trong đó viền đỏ có độ rộng 10 cm và vạch đỏ có độ rộng 5 cm. Và ý nghĩa của các kiểu biển báo cấm đường bộ là:
P.101 “Đường cấm”
Biển báo cấm tất cả các loại phương tiện (xe cơ giới và xe thô sơ) di chuyển cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định (xe chữa cháy, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe tang,…).
P.102 “Cấm đi ngược chiều”
Biển báo cấm tất cả các loại xe (xe cơ giới và xe thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định; người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.
P.103a “Cấm xe ô tô”
Biển báo cấm tất cả các loại xe cơ giới (kể cả mô tô 3 bánh), trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
P.103b “Cấm xe ô tô rẽ phải”
Biển báo cấm các loại xe cơ giới (kể cả xe 3 bánh) rẽ phải, trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và xe được ưu tiên theo quy định.
P.103c “Cấm xe ô tô rẽ trái”
Biển báo cấm các loại xe cơ giới (kể cả xe 3 bánh) rẽ trái, trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và xe được ưu tiên theo quy định.
P.105 “Cấm xe ô tô và xe máy”
Biển báo cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe máy đi qua, trừ các xe ưu tiên theo quy định.
P.107a “Cấm xe ô tô khách”
Biển báo cấm ô tô chở khách đi qua, trừ các xe ưu tiên theo quy định.
P.115 “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe”
Biển báo cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có trọng lượng toàn bộ xe và hàng hóa vượt quá trị số quy định ghi trên biển.
P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”
Biển báo cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ xe và hàng phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số quy định trên biển.
P.117 “Hạn chế chiều cao”
Dùng để thông báo mức hạn chế chiều cao của xe.
Biển có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua (chiều cao được tính từ mặt đường đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng hoá).
P.118 “Hạn chế chiều ngang xe”
Dùng để quy định chiều ngang tối thiểu của xe.
Biển có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
P.119 “Hạn chế chiều dài xe”
Biển báo cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả xe ưu tiên theo quy định, có độ dài kể cả xe và hàng hoá lớn hơn trị số quy định trên biển.
P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”
Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe với cự ly nhỏ hơn trị số được quy định trên biển.
P.125 “Cấm vượt”
Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”
Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
P.128 “Cấm sử dụng còi”
Biển cấm tất cả các loại xe sử dụng còi.
P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”
Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
P.131a “Cấm đỗ xe”
Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
P.131b “Cấm đỗ xe”
Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
P.131c “Cấm đỗ xe”
Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới, (trừ các xe được ưu tiên theo quy định) đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày chẵn.
P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”
Dùng để báo hiệu lệnh các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hoặc cầu hẹp.
P.136 “Cấm đi thẳng”
Biển báo có hiệu lực cấm tất cả các loại xe đi thẳng, trừ xe ưu tiên theo quy định.
P.137 “Cấm rẽ trái, rẽ phải”
Biển báo cấm tất cả các loại xe rẽ trái hoặc phải, trừ xe ưu tiên theo quy định.
P.138 “Cấm đi thẳng, rẽ trái”
Biển báo cấm tất cả các loại xe đi thẳng hoặc rẽ trái, trừ xe ưu tiên theo quy định.
P.139 “Cấm đi thẳng, rẽ phải”
Biển báo cấm tất cả các loại xe đi thẳng hoặc rẽ phải, trừ xe ưu tiên theo quy định.
Những lưu ý quan trọng cần nhớ về biển báo cấm
Khi tham gia giao thông, các phương tiện khi tham gia cần lưu ý các vấn đề quan trọng về biển báo cấm sau đây:
Các loại biển báo cấm theo khung giờ
Khi cần thiết phải cấm các xe chạy theo giờ cần gắn biển phụ số S. 508 bên dưới biển cấm, đồng thời có thể ghi kèm chú thích bằng tiếng Việt, phụ đề bằng tiếng Anh trong biển.
Các loại biển báo cấm nhiều loại xe, phương tiện
Để thông báo quãng đường cấm từng loại xe có thể kết hợp đính kèm thêm ký hiệu xe bị cấm trên biển theo quy định sau đây:
– Các loại xe cơ giới kết hợp trên 1 biển;
– Các loại xe thô sơ kết hợp trên 1 biển;
– Mỗi biển chỉ nên kết hợp tối đa 2 loại xe.
Chi tiết về các vị trí đặt biển cấm theo hướng đi và hiệu lực của biển cấm
– Biển báo cấm được đặt ở nơi giao nhau giữa các đường hoặc đặt trước vị trí trên đường cần cấm.
– Biển cấm có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do bất khả kháng cần đặt biển cách xa vị trí bị cấm thì cần đặt thêm biển phụ số S. 502 để xác định lại khoảng cách từ mép biển cấm đến vị trí bắt đầu có hiệu lực.
– Biển báo phụ số S. 503 “Hướng dẫn tác dụng của biển” được đặt khi cần vạch rõ hướng tác dụng của biển và vị trí bắt đầu hoặc vị trí chấm dứt hiệu lực của biển báo cấm.
– Những trường hợp không cần phải quy định phạm vi có hiệu lực của biển và không cần biển báo hết cấm: tất cả biển báo từ số P. 101 đến số P. 120.
– Ngoài ra, thay vào đó thì cần đặt thêm biển báo chỉ dẫn lỗi điều khiển đúng các loại xe bị cấm (ngoại trừ các trường hợp cấm do đường, cầu bị tắc mà không có đường khác để đi) theo quy định tại “Biển chỉ dẫn trên đường ô tô không phải là đường cao tốc” cho các biển cấm từ P. 101 đến P. 120.
– Đối với các tuyến đường đang trong giai đoạn xây dựng thì biển cấm cần có hiệu lực trong thời gian nhất định, do đó tại vị trí giao nhau giữa các đoạn đường cần phải đặt nhắc lại biển cấm ngay sau điểm giao nhau theo hướng tuyến đường đang bị cấm. Trường hợp không đặt biển nhắc lại, biển cấm sẽ mặc nhiên được coi là không có hiệu lực.
Câu hỏi thường gặp
- Biển báo cấm là biển báo gì?
Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Biển báo cấm chủ yếu có dạng gì?
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, bên trong có hình vẽ hoặc số hoặc chữ màu đen.
- Hiệu lực của biển báo cấm đến đâu?
Hiệu lực của các loại biển báo cấm thường có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường. Biển báo cấm có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
- Có tất cả báo nhiêu biển báo cấm?
Có 56 biển báo (39 loại) và được đánh số từ 101 đến 139. Biển báo cấm có hình tròn viền đỏ, và nền màu trắng đặc trưng, các bạn có thể ghi nhớ bằng cách này để khi đi thi B2 có thể nhận ra ngay.
PROAUTO.VN – TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NÂNG CẤP Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP
Hồ Chí Minh:
- CN1: 1511 – 1515 Đường 3 Tháng 2, Phường 16, Quận 11, Tp.HCM (Google Maps)
- CN2: 245-245A Đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM (Google Maps)
Bình Dương:
- CN3: B79M, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bình Nhâm, Tp. Thuận An, Bình Dương (Google Maps)
——–
Hotline: 090 1800 001
Website: https://proauto.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/@PROAUTOVN
Instagram: https://www.instagram.com/proauto.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Proauto.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@Proauto.vn