Ngoài người tham gia giao thông và phương tiện giao thông, biển báo giao thông giữ vai trò rất lớn đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các biển báo giao thông phổ biến tại Việt Nam được xây dựng dựa trên các quy chuẩn của quốc tế, cũng như các loại bằng lái xe. Cùng PROAUTO.VN tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của các biển báo giao thông đường bộ phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
Biển báo giao thông là gì?
Hiện nay, chưa có định nghĩa rõ ràng về hệ thống biển báo giao thông, tuy vậy, có thể hiểu, các biển báo giao thông là các biển hiệu được lắp đặt trên đường nhằm biểu thị, truyền tải các thông tin đến người điều khiển giao thông. heo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người tham gia giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Như vậy, các biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người điều khiển giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo trình tự sau:
– Đầu tiên là hiệu lệnh của người tham gia giao thông;
– Thứ hai là hiệu lệnh của đèn giao thông;
– Thứ ba là hiệu lệnh của đèn giao thông;
– Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường bộ và các báo hiệu khác trên đường bộ.
Các nhóm biển báo giao thông cơ bản
Về căn bản, các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có 8 loại là biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ, vạch kẻ đường, các biển báo giao thông trên đường cao tốc, biển báo theo hiệp định GMS. Cùng đi tìm hiểu ý nghĩa các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam qua thông tin dưới đây:
Các biển báo giao thông – Biển báo cấm
Biển báo cấm thể hiện những điều cấm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ. Biển báo cấm có tổng cộng 40 loại, được đánh số thứ tự từ 101 đến 140 trong bảng danh sách các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam.
Đặc điểm nhận dạng biển báo cấm: Biển báo cấm có hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, nội dung cấm vẽ màu đen.
Ý nghĩa của biển báo cấm
– Biển cấm số 101 “Đường cấm “: Đây là biển báo cấm đi vào làn đường của mọi phương tiện giao thông (kể cả xe cơ giới và xe thô sơ), ngoại trừ trường hợp các xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển cấm số 102 “Cấm đi ngược chiều “: Biển báo này có tác dụng cấm tất cả các phương tiện giao thông (xe cơ giới và xe thô sơ) đi vào làn đường bị cấm theo hướng đặt biển báo, ngoại trừ trường hợp xe ưu tiên theo quy định.
– Biển cấm số 130 “Cấm dừng, đỗ xe “: Loại biển cấm này có ý nghĩa cấm các xe cơ giới dừng, đỗ tại làn đường có đặt biển báo, ngoại trừ các loại xe cơ giới ưu tiên theo luật định.
– Biển cấm số 131a “Cấm đỗ xe”: Đặt tại nơi cấm đỗ xe đối với tất cả các loại xe ngoại trừ xe được ưu tiên.
– Biển cấm số 103c “Cấm ô tô rẽ trái “: Cấm các loại xe cơ giới bao gồm cả xe 3 bánh có động cơ không được phép rẽ trái tại làn đường có đặt biển cấm, ngoại trừ xe gắn máy, xe hai bánh và các loại xe ưu tiên.
– Biển cấm số 104 “Cấm môtô”: Đặt tại đoạn đường cấm tất cả các loại xe mô tô lưu thông, trừ các loại xe được ưu tiên.
– Biển cấm số 105 “Cấm các loại ô tô và xe thô sơ “: Có công dụng cấm toàn bộ các loại xe thô sơ và cơ giới lưu thông trên đường bộ, trừ xe gắn máy và các phương tiện ưu tiên theo quy định.
– Biển cấm số 106a “Cấm các loại ô tô vận tải “: Các loại ô tô vận tải chở hàng hóa từ 1.5 tấn trở lên bị cấm lưu thông vào làn đường, trừ các loại xe ưu tiên theo quy định. Biển cấm này cũng có tác dụng với xe đầu kéo và loại xe máy chuyên dụng.
– Biển cấm số 106b “Cấm các xe ô tô khách có tổng trọng lượng vượt quá trọng lượng thiết kế “: Biển báo chỉ có hiệu lực cấm tất cả các loại xe đầu kéo và xe chuyên dụng lưu thông vào làn đường.
– Biển cấm số 106c “Cấm các loại xe chở hàng nguy hiểm”: Có tác dụng cấm các loại xe chở hàng hóa nguy hiểm.
– Biển cấm số 107 “Cấm các xe ô tô khách, ô tô tải “: Các loại ô tô chở khách và ô tô tải bị cấm lưu thông vào làn đường. Biển cấm cũng có hiệu lực đối với loại xe đầu kéo và xe thi công chuyên dụng, ngoại trừ các loại xe ưu tiên.
– Biển cấm số 108 “Cấm tất cả ô tô, xe đầu kéo moóc và sơ mi rơ-moóc “: Biển có chức năng cấm các loại xe cơ giới có kéo rơ-moóc bao gồm cả xe mô tô, xe đầu kéo, ô tô vận tải hành khách có kéo rơ-moóc lưu thông vào đường cao tốc, ngoại trừ xe chuyên dùng và máy kéo sơ mi rơ-moóc theo luật định.
– Biển cấm số 109 “Cấm máy kéo”: Cấm toàn bộ các loại xe máy kéo bao gồm cả xe máy kéo bánh lốp, bánh xích tham gia lưu thông.
– Biển cấm số 110a “Cấm các loại xe đạp”: Đoạn đường có đặt biển cấm các loại xe đạp lưu thông, tuy nhiên, biển không có tác dụng cấm những người dắt xe đạp đi qua.
– Biển cấm số 110b “Cấm các loại xe đạp thồ “: Đoạn đường có biển cấm không cho phép xe đạp thồ lưu thông. Tuy nhiên, biển cấm lại không có tác dụng với người dắt xe đạp hoặc dắt xe đạp thồ.
– Biển cấm số 111a “Cấm các loại xe gắn máy “: Biển có tác dụng cấm các loại xe gắn máy lưu thông vào làn đường và không có tác dụng với người dắt xe đạp.
– Biển cấm số 111b “Cấm các loại xe 3 bánh có gắn động cơ “: Các loại xe 3 bánh có gắn thêm động cơ như xe xích lô đạp, xe lam,… không được phép lưu thông qua làn đường có đặt biển báo.
– Biển cấm số 111c “Cấm các loại xe 3 bánh có gắn động cơ”: Cấm các loại xe 3 bánh có gắn động cơ máy như xe lôi máy,… đi qua đoạn đường.
– Biển cấm số 111d “Cấm các loại xe 3 bánh không gắn động cơ “: Đoạn đường có đặt biển cấm không cho phép các loại xe 3 bánh không gắn động cơ như xích lô đạp, xe lôi đạp,… lưu thông.
– Biển cấm số 112 “Cấm người đi bộ”: Biển báo có tác dụng cấm người đi bộ đi vào làn đường có đặt biển.
– Biển cấm số 113 “Cấm xe có người kéo hoặc đẩy “: Biển báo có tác dụng cấm các loại xe thô sơ có người kéo hoặc đẩy lưu thông vào đoạn đường. Ngoài ra, biển báo không có tác dụng cấm xe nôi đẩy trẻ em và các loại xe kéo chuyên dụng dùng cho người khuyết tật.
– Biển cấm số 114 “Cấm các loại xe kéo bằng súc vật “: Có tác dụng cấm các trường hợp dùng súc vật vận chuyển hàng hoá hoặc người lưu thông vào đoạn đường.
– Biển cấm số 115 “Hạn chế trọng lượng xe “: cấm xe thô sơ, xe cơ giới và xe ưu tiên theo luật có trọng lượng toàn bộ xe, kể cả hàng trên xe, vượt hơn mức được quy định trên biển báo đi qua.
– Biển cấm số 116 “Hạn chế trọng lượng trên trục xe “: cấm xe cơ giới, xe thô sơ và xe ưu tiên theo luật có trọng lượng toàn bộ xe bố trí trên một trong các trục của xe lớn hơn mức giá trị quy định trên biển báo được đi qua.
– Biển cấm số 117 “Hạn chế chiều cao “: đường cấm xe cơ giới, xe thô sơ cũng như các xe được ưu tiên theo luật có chiều cao toàn bộ xe (tính từ mép đường đến điểm cao nhất của xe) vượt mức giới hạn trên biển quy định đi qua.
– Biển cấm số 118 “Hạn chế chiều ngang “: đường cấm xe thô sơ, xe cơ giới, xe ưu tiên theo luật có chiều ngang toàn bộ xe vượt mức quy định trên biển đi qua.
– Biển cấm số 119 “Hạn chế chiều dài ôtô”: cấm xe thô sơ và xe cơ giới, bao gồm cả xe ưu tiên theo quy định của luật pháp có độ dài toàn bộ xe lớn hơn mức được quy định trên biển báo được đi qua.
– Biển cấm số 120 “Hạn chế chiều dài ôtô, máy kéo kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc”: biển báo này cấm các xe cơ giới hoặc xe thô sơ kéo theo moóc, xe sơmi rơ moóc bao gồm cả xe ưu tiên kéo theo moóc theo quy định của luật pháp, xe có chiều dài bao gồm cả moóc và hàng lớn hơn mức quy định đi qua.
Các biển báo giao thông – Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm nhằm cảnh báo các tình huống dễ gây ra tai nạn nguy hiểm khi lái xe ở phần đường phía trước. Khi gặp tình huống nguy hiểm lái xe cần lưu ý hạn chế tốc độ, tập trung tối đa khi lái xe nhằm giảm thiểu nguy hiểm.
Biển báo nguy hiểm có tổng cộng 46 loại, được đánh số thứ tự từ 201 đến 246 trong hệ thống các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam.
Đặc điểm biển báo nguy hiểm là có hình tam giác, nền màu vàng, viền màu đỏ, hình cảnh báo bên trong vẽ màu đen.
Ý nghĩa biển báo nguy hiểm
Biển số 201a “Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái”, báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên trái
Biển số 201b “chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải”, báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên phải
Biển số 202a “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”, báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái
Biển số 202b “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”, báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên phải
Biển số 203a “Đường bị hẹp cả hai bên”, báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên
Biển số 203b “Đường bị hẹp về phía trái”, báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột phía bên trái
Biển số 203c “Đường bị hẹp về phía phải”, báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột phía bên phải
Biển số 204 “Đường hai chiều”, báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung
Biển số 205a “Đường giao nhau cùng cấp”, báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng
Biển số 205b “Đường giao nhau cùng cấp”, báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng
Biển số 205c “Đường giao nhau cùng cấp”, báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng
Biển số 205d “Đường giao nhau cùng cấp”, báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng
Biển số 205e “Đường giao nhau cùng cấp”, báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng
Biển số 206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”, báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên.
Biển số 207a “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207b “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207c “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207d “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207e – “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207f “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207g “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207h “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207i “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 207k “Giao nhau với đường không ưu tiên”, báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên
Biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên
Chú ý: biển này tương tự, chỉ quay lộn ngược đầu so với biển báo nguy hiểm số 247.
Biển số 209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”, báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người lái xe khó quan sát để kịp thời xử lý
Biển số 210 ” Giao nhau với đường sắt có rào chắn”, báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông
Biển số 211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông
Biển số 211b “Giao nhau với đường tàu điện”, chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện
Biển số 212″Cầu hẹp”, báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,5m
Biển số 213 “Cầu tạm”, báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại
Biển số 214 “Cầu quay-cầu cất”, báo phía trước gặp cầu xoay, cầu cất là loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ bằng cách quay hoặc nâng nhịp thông thuyền để cho tàu thuyền qua lại
Biển số 215 “Kè, vực sâu phía trước”, báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu, hoặc sông suối đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm)
Biển số 216 “Đường ngầm”, báo trước những vị trí có đường ngầm (đường tràn) phải đặt biển số 216 “Đường ngầm”
Biển số 217 “Bến phà”, báo trước sắp đến bến phà
Biển số 218 “Cửa chui”, để báo trước sắp đến đường có cổng chắn ngang, kiểu cổng như đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm…
Biển số 219 “Dốc xuống nguy hiểm”, báo trước sắp tới đoạn đường xuống dốc nguy hiểm
Biển số 220 “Dốc lên nguy hiểm”, báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm
Các biển báo giao thông – Biển báo hiệu lệnh
Nhóm các biển báo giao thông hiệu lệnh này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh cho người qua đường phải chấp hành, ví dụ như: phải đi thẳng, vòng sang phải, lái xe nhanh hơn vận tốc tối thiểu…
Biển hiệu lệnh để thông báo các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải chấp hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
Ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh
301a- Biển báo hiệu lệnh các xe chỉ được đi thẳng
301c- Biển báo hiệu lệnh các xe chỉ được rẽ trái
301f- Biển báo hiệu lệnh các xe chỉ được rẽ phải hoặc đi thẳng.
301h- Biển báo hiệu lệnh các xe chỉ được rẽ trái hoặc đi thẳng.
301i- Biển báo hiệu lệnh các xe chỉ được rẽ trái hoặc rẽ phải
302a- Biển báo hiệu lệnh hướng đi vòng chướng ngại vật sang phải
302b- Biển báo hiệu lệnh hướng đi vòng chướng ngại vật sang trái
303- Biển báo hiệu lệnh đi theo hướng vòng xuyến
304- Biển báo hiệu lệnh đường chỉ dành cho xe thô sơ
305- Biển báo hiệu lệnh đường chỉ dành cho người đi bộ
306- Biển báo hiệu lệnh tốc độ tối đa cho phép
307- Biển báo hiệu lệnh tốc độ tối thiểu cho phép
308a, 308b- Biển báo hiệu lệnh hướng đi có cầu vượt bắc qua.
309- Biển báo hiệu lệnh ấn còi
Các biển báo giao thông – Biển báo chỉ dẫn
Nhóm các biển báo giao thông có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn nhằm chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần phải biết để thông báo cho người đi đường về phần nhiều phương hướng thiết yếu hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp việc điều khiển và chỉ dẫn giao thông trên đường được thuận tiện, bảo đảm bình yên chuyển động.
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.
Ý nghĩa biển báo chỉ dẫn
R.403a: Đường dành cho ô tô
R.403b: Đường dành cho ô tô, xe máy (bao gồm xe gắn máy)
R.403c: Đường dành cho xe buýt
R.403d: Đường dành cho ô tô con
R.403e: Đường dành cho xe máy
R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp (bao gồm xe gắn máy)
R.404: Hết các đoạn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới
R.411: Báo hiệu số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi theo vạch kẻ đường
R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách, kể cả ô tô bus
R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con
R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải
R.412d: Làn đường dành riêng cho xe gắn máy và xe máy
R.412e: Làn đường dành cho xe bus
R.412f: Làn đường dành cho ô tô
R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp (kể cả xe gắn máy và các loại xe thô sơ khác)
R.412h: Làn đường dành cho các loại xe thô sơ và xe đạp
R.415: Báo hiệu cho người tham gia giao thông biết về số lượng làn đường và loại xe được phép chạy trên từng làn đường
Các biển báo giao thông – Biển báo phụ
Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường đặt dưới các biển báo giao thông chính nhằm bổ sung làm rõ hơn các biển chính. Biển phụ còn được đặt kèm với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn để thuyết minh bổ sung hoặc làm rõ thêm các biển chính.
Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510.
Ý nghĩa biển báo phụ
Biển báo 501: Phạm vi tác dụng của biển
Để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hay đoạn đường phải thi hành lệnh cấm hoặc hạn chế.
Biển báo 502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu
Để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước.
Biển báo 503a: Hướng tác dụng của biển
Đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.
Biển báo 503b: Hướng tác dụng của biển
Để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (trái và phải) của biển chính hoặc được đặt với biển báo nhắc lại lệnh cấm và hiệu lệnh.
Biển báo 503c: Hướng tác dụng của biển
Đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.
Biển báo 503d: Hướng tác dụng của biển
Để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.
Biển báo 503e: Hướng tác dụng của biển
Để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (xuôi và ngược) của biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.
Biển báo 503f: Hướng tác dụng của biển
Để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.
Biển báo 504: Làn đường
Biển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển (hay đèn hiệu) báo lệnh cấm – và hiệu lệnh trên làn đường đó.
Biển báo 505: Loại xe
Biển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn đối với riêng loại xe đó.
Biển báo 506a: Hướng đường ưu tiên
Biển được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số 401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.
Biển báo 506b: Hướng đường ưu tiên
Biển được đặt bên dưới biển số 208 và biển số 122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.
Biển báo 508: Hướng rẽ
Biển được sử dụng độc lập để báo trước cho người biết gần đến chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ.
Biển báo 509: Biểu thị thời gian
Biểu thị thời gian.
Biển báo 510: Chiều cao an toàn
Để bổ sung cho biển 239 “Đường cáp điện ở phía trên”, phải đặt biển số 509 “chiều cao an toàn”, biển này chỉ rõ chiều cao an toàn cho các phương tiện đi qua đoạn đường có dây điện bên trên.
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được xem là một dạng các biển báo giao thông giúp chỉ dẫn, điều khiển giao thông trên đường nhằm đảm bảo khả năng thông đường cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm dọc và vạch kẻ đường nằm ngang.
Vạch kẻ đường có thể dùng riêng hoặc sử dụng kết hợp với các biển giao thông báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường lại có thêm biển báo hiệu người lái xe phải chấp hành theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Vạch kẻ đường chia thành 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm dọc.
Biển báo trên đường cao tốc
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với vận tốc cao, có dải phân cách chia đường cho xe cơ giới chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác. Các biển báo giao thông trên đường cao tốc thường có màu xanh lá, hình chữ nhật.
Khi đi trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống các biển báo giao thông có nhiều nét khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.
Biển báo theo hiệp định GMS
Nhóm biển báo theo hiệp định GMS được ký kết theo hiệp định này, được áp dụng trên những tuyến đường bộ quốc tế để tạo ra một hệ thống các biển báo giao thông đường bộ vận tải xuyên biên giới của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng.
Hiệp định GMS-CBTA được ký kết giữa: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc.
Trên đây là tổng hợp các biển báo giao thông mà người điều khiển phương tiện phải nắm vững để đảm bảo tham gia giao thông an toàn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang quan tâm tới việc nâng cấp và chăm sóc ô tô thì có thể liên hệ ngay PROAUTO.VN qua số hotline: 090 1800 001 để biết thêm thông tin.
Câu hỏi thường gặp
- Các biển báo giao thông?
Về căn bản, các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có 8 loại là biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ, vạch kẻ đường, các biển báo giao thông trên đường cao tốc, biển báo theo hiệp định GMS.
- Cơ quan nào có quyền đặt biển báo giao thông?
Căn cứ các quy định nêu trên thì thẩm quyền lắp đặt các biển báo giao thông thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Các biển báo giao thông được đặt ở vị trí nào?
Các biển báo giao thông được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung các biển báo giao thông ở bên trái theo chiều đi.
- Không tuân thủ các biển báo giao thông bị phạt thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi không tuân thủ các biển báo giao thông và vạch kẻ đường mới nhất từ 100.000 VNĐ – 400.000 VNĐ tùy phương tiện và mức độ. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
PROAUTO.VN – TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NÂNG CẤP Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP
Hồ Chí Minh:
- CN1: 1511 – 1515 Đường 3 Tháng 2, Phường 16, Quận 11, Tp.HCM (Google Maps)
- CN2: 245-245A Đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM (Google Maps)
Bình Dương:
- CN3: B79M, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bình Nhâm, Tp. Thuận An, Bình Dương (Google Maps)
——–
Hotline: 090 1800 001
Website: https://proauto.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/@PROAUTOVN
Instagram: https://www.instagram.com/proauto.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Proauto.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@Proauto.vn