Cùng với đèn tín hiệu, các loại biển báo giao thông đóng vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn các phương tiện di chuyển an toàn, đảm bảo trật tự giao thông và an toàn trên từng tuyến đường quốc lộ.
Các loại biển báo giao thông có những ý nghĩa riêng biệt, người lái xe phải hiểu và tuân thủ tốt để không vi phạm luật giao thông đường bộ. Mời bạn tham khảo ý nghĩa và quy cách của biển báo an toàn giao thông đường bộ mới nhất nhé!
1. Biển báo giao thông là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có khái niệm rõ ràng về các loại biển báo giao thông. Có thể hiểu khái niệm các biển báo giao thông như sau: Biển báo giao thông là những ký hiệu, chỉ dẫn trên đường phố truyền đạt những thông tin về giao thông, mục đích cơ bản là giúp cho những người tham gia giao thông tuân thủ luật lệ giao thông một cách đúng đắn và an toàn nhất.
>>> XEM THÊM: Các biển báo giao thông: Khái niệm và ý nghĩa các biển báo
2. Ý nghĩa các loại biển báo giao thông
Thuận lợi giao thông:
Hướng dẫn điều hướng: Biển báo hướng dẫn như biển báo chỉ dẫn hướng đi, biển báo dẫn đường, biển báo chỉ dẫn lối đi và biển báo hướng dẫn đi đường một chiều giúp lái xe xác định đúng hướng đi và tránh nhầm lẫn.
Cung cấp thông tin về điều kiện đường: Các loại biển báo giao thông cảnh báo như biển báo đường trơn, biển báo đường chạy dốc, biển báo đường dốc nguy hiểm cung cấp thông tin về tình trạng đường để lái xe có thể điều chỉnh tốc độ và phương pháp lái xe phù hợp.
Hạn chế các hành vi không an toàn: Biển báo cấm như biển báo cấm rẽ trái, biển báo cấm quay đầu xe, biển báo cấm dừng và đỗ giúp giảm thiểu các hành vi gây nguy hiểm hoặc gây cản trở giao thông.
Thực thi pháp luật giao thông:
Cung cấp hướng dẫn về quy định: các loại biển báo giao thông hạn chế tốc độ, biển báo giới hạn trọng tải, biển báo giới hạn chiều cao giúp lái xe hiểu và tuân thủ các quy định giao thông địa phương và quốc gia.
Rà soát và kiểm soát hành vi vi phạm: các loại biển báo giao thông cấm, biển báo nguy hiểm và biển báo hiệu lệnh giúp cảnh sát giao thông và các cơ quan chức năng kiểm soát và rà soát hành vi vi phạm giao thông.
Đảm bảo an toàn giao thông:
Cảnh báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm như biển báo chướng ngại vật, biển báo cắt đường tàu, biển báo cắt đường cáp quang cung cấp cảnh báo về các tình huống nguy hiểm trên đường.
Hướng dẫn biện pháp an toàn: Biển báo an toàn như biển báo đường phố tạm thời, biển báo hỗn hợp và biển báo công trình giúp lái xe đề phòng và thực hiện các biện pháp an toàn khi đi qua các khu vực đặc biệt.
3. Có mấy loại biển báo giao thông?
Luật Giao thông đường bộ quy định biển báo giao thông thành 5 nhóm: Biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển báo chỉ dẫn, biển phụ viết bằng chữ. Mỗi loại biển sẽ có những đặc điểm nhận dạng riêng biệt và có những ý nghĩa khác nhau nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông.
3.1. Các loại biển báo giao thông – Biển báo cấm
Biển báo cấm thể hiện những quy định mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Đặc điểm:
- Hình dạng: biển báo cấm thường có dạng hình tròn
- Màu sắc: viền đỏ, nền màu trắng, trên viền có hình vẽ, chữ số, chữ viết màu đen biểu thị điều cấm, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
- Kích thước: Đường kính ngoài 70cm, chiều rộng mép viền 10cm.
3.2. Các loại biển báo giao thông – Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm nhằm cảnh báo cho người qua đường biết được các nguy hiểm trước mặt để chủ động phòng tránh kịp thời.
Đặc điểm:
- Hình dạng: biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều
- Màu sắc: viền đỏ, nền vàng, nội dung cảnh báo là hình vẽ, ký hiệu hoặc chữ viết màu đen.
- Kích thước: chiều dài cạnh 70cm, bán kính cung tròn viền mép đỏ 3.5 cm, khoảng cách từ tâm cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản là 3cm.
3.3. Các loại biển báo giao thông – Biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh dùng để báo các hiệu lệnh cần chấp hành.
Đặc điểm:
- Hình dạng: các biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn
- Màu sắc: nền màu xanh dương và chữ, ký hiệu hoặc hình vẽ màu trắng thể hiện nội dung hiệu lệnh.
- Kích thước: biển hiệu lệnh có đường kính 70cm.
3.4. Các loại biển báo giao thông – Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn là loại biển báo hiệu giao thông chuyên dùng nhằm cung cấp thông tin và các chỉ dẫn dành cho người tham gia giao thông khi đi trên đoạn đường có biển báo đó.
Đặc điểm:
- Hình dạng: biển báo chỉ dẫn thường có hình chữ nhật, hình vuông và một số ít loại biển báo có hình ovan
- Màu sắc: nền xanh dương và chữ hoặc hình vẽ chỉ dẫn màu trắng. Một số biển báo hình mũi tên có nền màu xanh lá và nền vàng.
- Kích thước: biển báo chỉ dẫn có kích thước thay đổi tuỳ theo diện tích khu vực đặt biển báo và một số yếu tố khác.
3.5. Các loại biển báo giao thông – Biển phụ, biển viết bằng chữ
Biển báo phụ là các biển báo an toàn giao thông đường bộ thường được kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh thêm để làm rõ nội dung các biển chính. Đôi khi biển báo phụ cũng được đặt độc lập.
Đặc điểm:
- Hình dạng: biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.
- Màu sắc: biển phụ thông thường có nền trắng, nội dung thuyết minh thường tô màu đỏ hoặc đen. Một số ít biển báo có màu xanh và nền trắng.
- Biển báo phụ cũng có kích cỡ phong phú.
5. Các loại biển báo giao thông thường gặp
Biển báo giao thông không còn xa lạ với bất kỳ ai và ở lứa tuổi nào. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nắm rõ được ý nghĩa của từng loại biển báo. Cùng PROAUTO.VN điểm qua các loại biển báo giao thông cơ bản và thường gặp nhất hiện nay:
5.1. Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều
Các loại biển báo giao thông cảnh báo cấm đi ngược chiều là một biển báo giao thông dùng để chỉ dẫn lái xe không được đi thẳng vào phía đường do biển báo đặt, tức là người lái xe không được đi vào hướng ngược lại trên phần đường được đặt biển báo này. Nếu bạn bắt gặp biển cảnh báo cấm đi ngược chiều, bạn cần chấp hành biển báo và không đi vào hướng đường cấm nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
Biển cảnh báo cấm đi ngược chiều thường có hình tam giác đỏ, có biểu tượng một chiếc ô tô màu đen trên nền trắng, được đặt trên cột hoặc bức tường bên phải hoặc trung tâm đường.
>>> XEM THÊM: Biển báo cấm là gì? Ý nghĩa biển báo cấm
5.2. Biển báo giao thông dành cho người đi bộ
Đây là một biển báo thuộc loại biển báo hiệu lệnh, có giá trị áp dụng trên toàn bộ làn đường đặt biển báo hiệu lệnh. Biển báo được đặt trên đường để báo hiệu đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả xe cơ giới được ưu tiên cũng không được phép đi vào đường đã đặt biển báo hiệu lệnh, trừ trường hợp đi cắt ngang đường nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn cho người đi bộ.
Biển “Đường dành cho người đi bộ” có dạng hình tròn, nền màu xanh với hình vẽ người đi bộ ở giữa màu trắng.
5.3. Biển báo giao thông cấm dừng đỗ xe
Biển báo cấm dừng đỗ khi nhìn thấy thì bạn không được phép dừng và đỗ xe tại nơi đặt biển báo cũng như không gian lân cận. Biển báo cấm có hiệu lực đối với toàn bộ các phương tiện giao thông không được phép dừng đỗ xe tại nơi đặt biển báo, ngoại trừ các xe ưu tiên theo quy định.
Các loại biển báo giao thông cấm dừng đỗ xe có hình dạng tròn, đường kẻ màu đỏ, nền màu xanh dương. Bên trong biển cấm dừng đỗ xe được phân chia làm 4 phần bằng 2 đường viền sơn màu đỏ. Chất liệu làm biển báo được làm từ loại tôn mạ kẽm có màng phản quang.
5.4. Biển báo giao thông cấm rẽ phải
Biển báo giao thông cấm rẽ phải là biển báo cấm rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những nơi đường bộ giao nhau. Biển có tác dụng cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo pháp luật Nhà nước quy định cấm rẽ phải.
Biển báo có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền biển báo màu trắng. Ở giữa có in hình mũi tên chỉ hướng bị đè và một vạch kẻ màu đỏ chạy từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải.
5.5. Biển báo giao thông cấm rẽ trái
Biển báo giao thông cấm rẽ trái là biển Cấm rẽ trái (theo hướng mũi tên chỉ) ở những nơi đường bộ giao nhau. Biển có tác dụng cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo pháp luật Nhà nước quy định cấm rẽ trái.
Biển báo có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền biển báo màu trắng. Ở giữa có in hình mũi tên chỉ hướng bị đè và một vạch kẻ màu đỏ chạy từ góc trên bên phải xuống góc dưới bên trái.
5.6. Biển báo giao thông cấm quay đầu xe
Biển Báo Hiệu Cấm Quay Xe là biển báo cấm các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) quay đầu theo kiểu chữ U, trừ các phương tiện được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định.
Biển cấm quay đầu xe thông thường có hình chữ nhật, nền trắng, viền đỏ, có mô tả rõ ràng với các đường kẻ màu đỏ từ góc trái sang góc phải biển báo.
>>> XEM THÊM: 46 Biển Báo Nguy Hiểm Bạn Cần Chú Ý Khi Tham Gia Giao Thông
6. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về các loại biển báo giao thông
6.1. Cơ quan nào có quyền đặt biển báo giao thông?
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trở lên mới có thẩm quyền tổ chức giao thông, trong đó có thẩm quyền về đặt các loại biển báo giao thông.
6.2. Biển báo giao thông được đặt ở vị trí nào?
Các loại biển báo giao thông được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt).
6.4. Không tuân thủ biển báo giao thông bị phạt thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường mới nhất có khung phạt như sau:
- Đối với ô tô: Bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
- Đối với xe máy: Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Bên cạnh đó, lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của các loại biển báo giao thông hay vạch kẻ đường còn được quy định riêng trong trường hợp đi qua đường ngang, cầu chung và hầm đường sắt. Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này như sau:
- Đối với người đi bộ: Bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng.
- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ: Bị phạt từ 80.000 – 100.0000 đồng.
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Bị phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
- Đối với xe ô tô và các xe tương tự ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
PROAUTO.VN – TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NÂNG CẤP Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP
Hồ Chí Minh:
- CN1: 1511 – 1515 Đường 3 Tháng 2, Phường 16, Quận 11, Tp.HCM (Google Maps)
- CN2: 245-245A Đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM (Google Maps)
Bình Dương:
- CN3: B79M, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bình Nhâm, Tp. Thuận An, Bình Dương (Google Maps)
——–
Hotline: 090 1800 001
Website: https://proauto.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/@PROAUTOVN
Instagram: https://www.instagram.com/proauto.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Proauto.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@Proauto.vn