Với hơn 90 triệu dân, Việt đương nhiên phải đối mặt với một lượng giao thông đáng kể hàng ngày. Điều này đặt ra một thách thức lớn về việc đảm bảo an toàn giao thông. Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về các biển báo giao thông là không thể phủ nhận.

Mặc dù hầu hết người tham gia giao thông có thể nhận biết một số biển báo quan trọng như biển cấm đỗ xe, biển cấm một chiều, nhưng vẫn còn rất nhiều biển báo mà không phải ai cũng nắm rõ điển hình như biển báo chỉ dẫn. Việc hiểu rõ ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng khi tham gia giao thông.
Biển báo chỉ dẫn là loại biển báo gì?
Biển báo hướng dẫn là loại biển báo giao thông đường bộ, được dùng để chỉ dẫn và thông báo cho người tham gia giao thông về các điều khoản, quy tắc và hướng di chuyển cụ thể trên đường. Điều này giúp đưa ra sự thông tin và hướng dẫn đối với người lái xe, người đi bộ và các phương tiện khác để lái xe an toàn và hiệu quả trên đường.

>>> XEM THÊM: Các biển báo giao thông: Khái niệm và ý nghĩa các biển báo
Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
Biển báo chỉ dẫn dùng để hướng dẫn người tham gia giao thông những thông tin về chỗ đỗ xe, điểm dừng chân, lối đi, hướng di chuyển, vị trí cột mốc, đường một chiều… Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, chữ và hình vẽ màu trắng trên nền xanh.
Loại biển báo chỉ dẫn giúp cho quá trình tham gia giao thông trở nên thuận tiện hơn, giảm thiểu tình trạng kẹt xe.
- Hướng dẫn đường đi hoặc những điều cần lưu ý khi đi đường.
- Giúp người tham gia giao thông có được kiến thức hữu ích trên con đường đi của mình.
- Hỗ trợ cho việc điều khiển giao thông trên đường trở nên dễ dàng hơn.
- Đảm bảo an toàn giao thông.
- Bao gồm 48 biển, đánh số thứ tự từ 401 đến 448.
- Kích thước quy chuẩn theo hệ thống biển báo của pháp luật giao thông đường bộ.

Phân biệt biển chỉ dẫn với biển hiệu lệnh
Hai loại biển báo trên rất dễ bị nhầm lẫn, nếu người tham gia giao thông không nắm được và nắm vững thông tin sẽ ngày càng trở nên bối rối và hiểu nhầm. Biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh là hai loại biển báo giao thông đường bộ có chức năng và ý nghĩa khác nhau cụ thể như sau:
Biển chỉ dẫn | Biển hiệu lệnh | |
Đặc điểm nhận biết | Hình chữ nhật hoặc hình vuông. Một số loại biển báo chỉ dẫn đặc biệt còn có màu sắc khác như màu vàng (biển chỉ lối đi vòng), màu xanh lá (biển chỉ dẫn trên đường cao tốc). | Loại biển báo này chủ yếu có quy cách hình tròn. Tuy nhiên, có một số biển chỉ dẫn vừa được gộp thành biển hiệu lệnh nên vẫn giữ quy cách hình chữ nhật. |
Ý nghĩa | Nhóm biển chỉ dẫn là những biển có tác dụng cung cấp thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn hơn, ký hiệu từ 401 đến 466 (trừ biển 403, 404, 411, 412, 415). Do vậy, biển chỉ dẫn sẽ không có tác dụng xử phạt. | Nhóm biển hiệu lệnh là những biển thể hiện hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành (số hiệu từ 301 đến 309). Bên cạnh đó, theo quy chuẩn mới thì những biển chỉ dẫn sau cũng đã được chuyển thành biệt hiệu lệnh: R.403 (a,b,c,d,e,f), R.404, R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.415.Nếu không thực hiện đúng, lái xe sẽ bị phạt. |
Bảng phân biệt biển chỉ dẫn với biển hiệu lệnh
Các loại biển chỉ dẫn thường gặp khi tham gia giao thông
Biển báo chỉ dẫn là một trong những phần quan trọng của hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Chính vì vậy, khi di chuyển trên đường phố, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhóm biển báo này. Tuy nhiên, về ý nghĩa của biển báo thì không phải ai cũng nắm được.
Biển chỉ dẫn sẽ hỗ trợ người điều khiển xe di chuyển trên đường thuận tiện và an toàn hơn. Biển chỉ dẫn có 48 kiểu và được đánh số ký hiệu từ 401 – 448 chi tiết mời anh em xem phần dưới đây:
Nhóm biển R.403 dành cho xe ô tô, xe bus, xe máy và cả xe đạp
+ Biển số R.403a “Đường dành cho xe ô tô”: Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho các loại ô tô đi lại.
+ Biển số R.403b “Đường dành cho xe ô tô, xe máy”: Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho các loại ô tô, xe máy đi lại.
+ Biển số R.403c “Đường dành cho xe buýt”: Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho xe buýt.
+ Biển số R.403d “Đường dành cho xe ô tô con”: Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho xe ô tô con.
+ Biển số R.403e “Đường dành cho xe máy”: Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho xe máy.
+ Biển số R.403f “Đường dành cho xe máy và xe đạp”: Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả xe thô sơ).
Ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.

Nhóm biển R.404 dành cho xe cơ giới
+ Biển số R.404a “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô”: Đến hết đoạn đường dành cho ô tô đi lại.
+ Biển số R.404b “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy”: Đến hết đoạn đường dành cho ô tô, xe máy đi lại.
+ Biển số R.404c “Hết đoạn đường dành cho xe buýt”: Đến hết đoạn đường dành cho xe buýt đi lại.
+ Biển số R.404d “Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con”: Đến hết đoạn đường dành cho xe ô tô con đi lại.
+ Biển số R.404e “Hết đoạn đường dành cho xe máy”: Đến hết đoạn đường dành cho xe máy đi lại.
+ Biển số R.404f “Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp”: Đến hết đoạn đường dành cho xe máy, xe đạp, kể cả xe gắn máy đi lại.

Nhóm biển R.411 kèm theo vạch kẻ
Nhóm biển R. 411 được sử dụng cùng với vạch kẻ đường, nhằm thông báo tổng số làn đường trên mặt đường và hướng đi theo vạch kẻ đường. Người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường được hướng dẫn trên biển báo.

Nhóm biển R.412 thông báo làn đường dành riêng đối với từng loại xe
Biển số 412 – Làn đường dành riêng cho mỗi loại xe. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông thấy có làn đường dành riêng cho mỗi loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn đường xe, ở đầu làn đường theo chiều xe chạy. Tuỳ loại xe theo quy định để đặt biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có gắn biển ưu tiên (trừ loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Biển số 412a “Làn đường dành cho xe ôtô khách”: làn đường dành riêng cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển.
– Biển số R.412b “Làn đường dành cho xe ôtô con”.
– Biển số R.412c “Làn đường dành cho xe ô tô tải”. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển.
– Biển số R.412d “Làn đường dành cho xe máy”: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.
– Biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”.
– Biển số R.412f “Làn đường dành cho ôtô”: làn đường dành cho các loại xe ôtô.
– Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
– Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Nhóm biển R.415 báo hiệu số lượng làn đường
Biển chỉ dẫn R. 415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết được số lượng làn đường và loại phương tiện được phép di chuyển trên mỗi làn đường. Thông thường, biển được gắn trên trụ cần vươn hoặc dựng bên đường và được sử dụng ở những đoạn đường có ít nhất 2 – 4 làn đường.

>>> XEM THÊM: 46 Biển Báo Nguy Hiểm Bạn Cần Chú Ý Khi Tham Gia Giao Thông
Những điều nên biết về lỗi không tuân thủ biển báo chỉ dẫn
Các lỗi thường gặp khi không tuân thủ biển báo chỉ dẫn như là đi sai quyền ưu tiên, đi sai tốc độ, lấn vạch kẻ đường… Việc này có thể là do người tham gia giao thông đã không để ý biển báo hoặc cố tình vi phạm.
Các mức xử phạt đối với việc không tuân thủ biển báo chỉ dẫn như sau:
- Mức phạt 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ đối với mô tô, kèm theo tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng đối với trường hợp phạm lỗi và có gây ra tai nạn giao thông.
- Mức phạt 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ đối với mô tô, kèm theo tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu phạm lỗi và có gây tai nạn giao thông.

Tổng kết
Bài viết trên đây là những nội dung cơ bản nhằm lý giải về ý nghĩa của từng loại biển báo chỉ dẫn giao thông phổ cập. Người tham gia giao thông nên chú ý đến biển báo khi lưu thông trên đường, luôn cập nhật những quy định mới trong Luật Giao thông đường bộ. Đồng thời phải luôn chú ý thực hiện đúng luật, chấp hành nghiêm túc, không mắc phải những lỗi khi giao thông.
Câu hỏi thường gặp
- Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình gì?
Biển báo chỉ dẫn chủ yếu có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, chữ và hình vẽ màu trắng trên nền xanh.
- Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì là biển chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc hình vuông, bên trong có hình vẽ màu trắng được bao quanh bởi nền màu xanh có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường.
- Biển báo chỉ dẫn là gì?
Biển báo hướng dẫn là loại biển báo giao thông đường bộ, được dùng để chỉ dẫn và thông báo cho người tham gia giao thông về các điều khoản, quy tắc và hướng di chuyển cụ thể trên đường.
PROAUTO.VN – TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ NÂNG CẤP Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP
Hồ Chí Minh:
- CN1: 1511 – 1515 Đường 3 Tháng 2, Phường 16, Quận 11, Tp.HCM (Google Maps)
- CN2: 245-245A Đường Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM (Google Maps)
Bình Dương:
- CN3: B79M, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bình Nhâm, Tp. Thuận An, Bình Dương (Google Maps)
——–
Hotline: 090 1800 001
Website: https://proauto.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/@PROAUTOVN
Instagram: https://www.instagram.com/proauto.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Proauto.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@Proauto.vn